$740
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của awin68. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ awin68.Theo bác sĩ Duy, một số thay đổi về chế độ dinh dưỡng cũng như lối sống có thể cải thiện dần số lượng và chất lượng tinh trùng.️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của awin68. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ awin68.Ca sĩ Hồng Nhung gây bất ngờ khi tiết lộ đang trong quá trình điều trị ung thư vú. Dù không tiết lộ thời gian cụ thể song giọng ca Nhớ mùa thu Hà Nội cho biết thời điểm được chẩn đoán ung thư, cô chọn cách giấu bệnh vì không muốn đồng nghiệp lo lắng. Song sau đợt phẫu thuật, ca sĩ 7X chọn chia sẻ với khán giả, mong muốn thể hiện sự đồng cảm đối với những phụ nữ có hoàn cảnh tương tự để động viên nhau vượt qua khó khăn. Thông tin liên quan đến tình trạng sức khỏe của ca sĩ Hồng Nhung được nhiều người quan tâm. Không ít khán giả lo lắng, động viên tinh thần nữ ca sĩ 7X. Trong khi đó, nhiều cư dân mạng nể phục thái độ tích cực, lạc quan của bà mẹ hai con trước biến cố.Trong clip vừa đăng tải trên Facebook, Hồng Nhung cho biết hiện tại, tình hình sức khỏe của cô vẫn ổn, có thể hát và cống hiến hết mình. Cô cũng lạc quan tin rằng sẽ vượt qua được thử thách trong cuộc sống vì “những điều tích cực nhất sẽ đến nếu chúng ta tin vào bản thân mình”. ️
Bản tin Xem nhanh 12h ngày 14.3.2025 của Báo Thanh Niên có những thông tin đáng chú ý sau:Ngày thống nhất đất nước đã sắp tròn 50 năm, và để kỷ niệm sự kiện trọng đại này, một màn xếp hình nghệ thuật hoành tráng đang được hợp luyện.Hơn 1.900 cán bộ, chiến sĩ tại Trung tâm Huấn luyện quân sự quốc gia 4 (Hà Nội) đã tham gia, tái hiện những khoảnh khắc lịch sử đầy tự hào. Đặc biệt, sự xuất hiện của lá cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam cùng những tiết mục diễu binh, múa súng đã tạo điểm nhấn mạnh mẽ. Dù vất vả luyện tập trong điều kiện khắc nghiệt, nhưng tất cả đều quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ, mang đến màn trình diễn ấn tượng nhất.Sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, gộp các xã – những đề xuất đang thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân. Nhưng một câu hỏi đặt ra: Sau khi sắp xếp lại đơn vị hành chính, chúng ta có phải làm lại các loại giấy tờ như sổ đỏ, thẻ căn cước hay không? Câu trả lời là không bắt buộc. Tuy nhiên, sẽ có một số thay đổi liên quan đến địa chỉ trên giấy tờ.Theo quy định mới, sổ đỏ, thẻ căn cước vẫn có giá trị sử dụng cho đến khi hết thời hạn. Người dân chỉ cần đổi giấy tờ khi có nhu cầu hoặc muốn cập nhật địa chỉ mới. Đặc biệt, nếu đổi căn cước do thay đổi địa chỉ hành chính, người dân không phải nộp lệ phí.Mới đây, trên mạng xã hội lan truyền đoạn clip ghi lại vụ việc được cho là xảy ra tại một siêu thị ở Hà Nội vào chiều 12.3. Một người mẹ đã thẳng tay tát nhân viên bán hàng sau khi con trai bị nghi ngờ trộm cắp.Theo hình ảnh từ đoạn camera an ninh tại quầy thu ngân cho thấy, người mẹ và nữ nhân viên siêu thị lớn tiếng tranh cãi. Người phụ nữ bức xúc và yêu cầu kiểm tra camera và trả tiền cho món đồ mà con trai mình đã lấy.Phía nhân viên khẳng định đã tận tay bắt được đứa trẻ lấy đồ, nhưng sau đó bé đã để lại. Sau một hồi đôi co, người mẹ mất bình tĩnh, lớn tiếng quát tháo và bất ngờ tát mạnh vào mặt nhân viên siêu thị, khiến nhiều người xung quanh sững sờ.Tất cả sẽ có trong Bản tin Xem nhanh 12h, được phát trên thanhnien.vn cùng kênh YouTube Báo Thanh Niên. Kính mời quý vị theo dõi.Xem nhanh 12h sẽ quay trở lại vào lúc 12 giờ trưa mai 15.3.2025 với những thông tin trong nước và quốc tế nóng hổi khác. ️
Tôi sinh ra trong một miền quê nghèo thuộc huyện biên giới tỉnh Bình Phước, cách TP.HCM khoảng 170 km. Nơi đó, chỉ thấy rừng cao su bạt ngàn và công việc chính của của ba mẹ tôi là công nhân cạo mủ cao su. Những dòng chảy từ cây mà người ta hay gọi là vàng trắng, đã nuôi tôi khôn lớn như ngày nay. Ba mẹ tôi đi cạo mủ ở nông trường thường sẽ dậy lúc 2 giờ sáng (vì lúc đó có mủ nhiều nhất, ba tôi nói vậy). Tới mùa mủ cao su về nhiều, ba mẹ tôi sẽ dậy sớm hơn. Cuộc sống của những người công nhân cạo mủ cao su thời ấy hầu như không ngủ, rời nhà từ 1 - 2 giờ sáng là bình thường. Tiếng leng keng va chạm của cà mèn, dao cạo và ánh sáng le lói phát ra từ ngọn đèn dầu, thứ ánh sáng duy nhất giúp ba mẹ chuẩn bị đồ nghề để đi làm việc, in sâu trong ký ức tuổi thơ tôi. Có hôm tôi hỏi sao ba không cắm bình lên cho sáng, dễ chuẩn bị đồ đi làm, ba tôi nói dành bình để dùng lúc buổi tối về thắp và xem tin tức trên tivi. Năm 2008, có thể bạn không tin, xóm nhỏ ở xã khu vực biên giới này vẫn chưa có điện.Xóm tôi cách trung tâm xã 4 km, nhà không xa lắm so với các bạn cùng lớp, nhưng lại nằm cuối xã, giáp với xã khác, cách nhà tôi mấy chục mét xóm khác có điện xài, xóm tôi lúc đó đang dùng bình ắc quy. Có thể mọi người quên bình ắc quy hình dáng như thế nào, nhưng với lứa 9X như chúng tôi và các thế hệ trước thì bình ắc quy tại gia đình cùng quê như kho báu trong nhà. Nhà tôi có hai bình ắc quy, một cái ở nhà trên một cái ở nhà dưới, mỗi bình xài được khoảng hai ngày. Hôm nào xem gần hết bình thì bóng đèn trong nhà chớp nháy như rạp xi nê, chiếc tivi đen trắng cứ nhảy sọc sọc. Lúc đó, kinh nghiệm là phải nhổ dây đen dây đỏ ra cắm lại, đổi qua đổi lại đủ kiểu mới mong muốn còn một chút điện để xem, còn hết thật sự thì coi như hôm đó đi ngủ sớm. Sáng dậy, mẹ chở tôi ra trung tâm xã đèo thêm 2 cái bình để sạc điện. Cả xã chỉ có một chỗ sạc duy nhất, cô Khum (chủ tiệm sạc bình) hay hỏi mẹ tôi lúc nào điện lưới mới vào hả cô? Mẹ chỉ cười vì biết lúc nào đâu mà trả lời. Gửi bình sạc tới chiều, mẹ lại ra lấy. Cứ thế thời gian trôi qua, tôi học cấp 1 rồi cấp 2 cấp 3. Lớn hơn, tôi tự chở bình ra cho cô Khum sạc. Dần dần, lượng bình sạc tại tiệm cũng ít dần, chủ yếu các bác tài xế xe tải chạy đường dài và tôi cũng nghe nói sẽ không còn sạc bình nữa tại không có lời.Rồi xóm tôi cũng có điện, điện lực thông báo sẽ lắp điện cho xóm tôi, năm đó tôi học lớp 11. Trời ơi, cả xóm tôi vui mừng khôn xiết. Mọi người tranh thủ đi chợ huyện mua bóng đèn, nhà khá giả hơn thì sắm tivi mới luôn, trông ai cũng phấn khởi. Các chú thợ điện vào khoan mấy cái lỗ sâu ơi là sâu, lâu lâu có mấy con nhái nhảy vào sống. Từng cuộn dây cáp tròn cao hơn cả đầu bọn nhóc trong xóm, các trụ điện mới tinh xếp chồng lên nhau, trở thành nơi chúng tôi tụ họp mỗi tối. Còn nhớ, nhà tôi cách trụ điện chỉ 7 mét, các chú thợ điện làm cho nhà tôi sợi dây "bự chảng" cách điện, lắp điện tới nhà nào thì ai cũng chuẩn bị nước, bánh kẹo đãi các chú. Ngoại tôi cười sảng khoái, vừa đi vừa bê ca nước chanh khổng lồ ra tận chỗ ngồi nghỉ của các anh thợ điện giải khát. Xóm tôi vào những hôm đó như ngày hội, tiếp xúc với điện thì mọi người đã từng dùng nhưng trực tiếp trong nhà mình thì đó là cảm xúc khó tả. Lúc hòa vào lưới điện, mẹ tôi bật công tắt, bóng đèn sáng lên thật chói mắt. Nó sáng hơn phải gấp mấy lần đèn bình nhà tôi xài lúc trước. Đêm đó, ba mẹ tôi không ngủ, mẹ bảo háo hức quá ngủ không được, mà tắt đi thì tiếc! Khi viết những dòng này, cảm xúc trong tôi vẫn còn nguyên vẹn, thật khó tả bằng lời.Tất nhiên, từ hôm đó, mẹ tôi không cần phải chở bình đi sạc nữa. Tôi có đèn học mới tinh và quan trọng là không sợ hết bình vào mỗi tối. Rồi tivi màu, tủ lạnh, máy giặt dần dần xuất hiện trong xóm tôi làm cho cuộc sống văn minh hơn hẳn. Ba mẹ tôi hết lọ mọ đêm khuya, những ánh đèn rọi vào cây cao su thêm sáng hơn, công việc cạo mủ cũng nhanh hơn, ánh sáng làm tránh những động vật nguy hiểm về đêm.Lúc đó, tôi nghe được là nhà nước hỗ trợ miễn phí tiền lắp đặt điện cho xóm, khoảng vài triệu một hộ. Giờ đời sống của người dân khá giả hơn trước nên thấy số tiền nhỏ, nhưng ngày đó là một số tiền rất lớn cho các gia đình trong xóm. Nhờ có điện cuộc sống thay đổi, mọi người tiếp cận được thông tin báo đài, văn hóa giải trí cao hơn trước. Tất cả là bước ngoặt trong cuộc sống vậy, đâu đó, cảm nhận như cuộc sống của những người dân quê mùa, chất phát, hiền hòa trong xóm được lật sang trang mới.Sau này, lúc tôi vào đại học, một ngày cuối tuần, mẹ gọi lên bảo giờ xóm mình có cả dây mạng, truyền hình cáp quang… không thiếu thứ gì.Mỗi lần về thăm quê vào những kỳ nghỉ, thỉnh thoảng bước đi trên con đường xóm nhỏ, tôi bất giác nhìn những gốc cột điện năm xưa, vẫn nét chữ ấy không phai mờ, ký ức ùa về hình ảnh những người bạn thơ ấu ngồi hát nghêu ngao trên những hàng cột điện chờ cắm xuống đất. Những đêm trăng, những cột điện chưa kịp trồng đó như những chiếc ghế đá công viên mà nhiều người ra ngồi hóng mát... chờ điện về. Nay tôi vẫn còn giữ cục sứ cách điện (bị vỡ thế là chú thợ điện cho tôi luôn) như là kỷ niệm đẹp về tuổi thơ khó khăn nhưng đẹp đẽ của mình.Viết những dòng này, tôi muốn gửi lời tri ân đến ngành điện, các chú thợ điện miền Nam ngày ấy, đồng thời chia sẻ những hoài niệm đẹp đến những người thân, các cô chú trong xóm nhỏ ngày ấy.Cuộc thi viết "50 năm thắp sáng niềm tin" có tổng giải thưởng lên đến 100 triệu đồng.- Nhận bài thi đến hết ngày 30.4.2025.- Email: 50namdienmiennam@thanhnien.vn. Mời quý bạn đọc xem thể lệ cuộc thi trên thanhnien.vn hoặc evnspc.vn ️